Hướng dẫn cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam trong nhà hàng

Đối với ngành dịch vụ nhà hàng không chỉ quan trọng ở đồ ăn ngon, phục vụ tốt mà còn là cả cách sắp xếp, bố trí bàn ăn phục vụ khách hàng ra sao. Trong đó, không phải việc sắp xếp bàn ăn, bàn tiệc nào cũng sẽ giống nhau và đây là điều mà một người nhân viên phục vụ luôn luôn phải nắm rõ để phân biệt. Vậy liệu bạn đã biết cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam trong nhà hàng theo đúng quy chuẩn hay chưa? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam trong nhà hàng

Hướng dẫn cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam trong nhà hàng

Các vật dụng cần có trên bàn ăn kiểu Việt

Trong văn hóa của người Việt thì các bữa ăn sẽ thường thưởng thức với người thân, bạn bè,… nên trong bàn tiệc sẽ nhiều hơn một người. Bởi thế mà bàn ăn kiểu Việt Nam sẽ luôn có cảm giác ấm úng, gần gũi không chỉ trong gia đình mà ngay cả những nhà hàng chuyên phục vụ món ăn Việt cũng luôn theo đổi phong thái này. Cũng chính bởi những đặc trưng riêng biệt về mặt văn hóa này, nên trong cách bố trí bàn ăn trong nhà hàng kiểu Việt cũng sẽ chịu những sự quy định độc lập mà mang đậm bản sắc.

Dù được mô phỏng theo bàn ăn truyền thống trong các gia đình, thế nhưng cách sắp xếp bàn ăn trong nhà hàng kiểu Việt đối với các tiêu chuẩn về đồ dùng đặt trên bàn cũng sẽ được nâng cấp hơn rất nhiều. Bởi chúng không chỉ hỗ trợ tốt hơn trong suốt quá trình dùng bữa mà còn là cách để tạo phong thái chuyên nghiệp. Theo quy định thì một phần ăn kiểu Việt Nam cho 1 người sẽ bao gồm các vật dụng như sau:

  • Bát ăn
  • Đĩa kê
  • Đồ gác đũa, đồ gác thìa (nếu có)
  • Đũa ăn
  • Thìa ăn canh (súp)
  • Khăn ăn
  • Ly nước
  • Chén đựng nước chấm
  • Các vật dụng khác: lọ tăm, lọ muối-tiêu, lọ hoa trang trí,…

Nguyên tắc bố trí bàn ăn trong nhà hàng theo kiểu Việt Nam

Nhiều người thường thắc mắc không biết có mấy cách trình bày bàn ăn kiểu Việt Nam đang được áp dụng hiện nay. Trên thực tế, thì điều này sẽ tùy thuộc vào quy định và phong cách của nhà hàng hướng tới là gì sẽ có cách sắp xếp tương ứng. Tuy nhiên cách setup bàn ăn nhà hàng Việt sẽ luôn luôn phải tuân thủ theo những nguyên tắc như sau:

+ Thứ nhất: Mặt bàn ăn luôn trải khăn ăn lịch sự, sạch sẽ không nhăn nhúm.

+ Thứ hai: Khăn ăn đặt trên đĩa kê, chén được úp trên đĩa kê có khăn ăn ngay trước vị trí ngồi của khách, cách mép bàn khoảng 2cm.

+ Thứ ba: Đũa đặt trên đồ gác đũa (nếu có) và đặt phía bên phải của bát ăn theo hướng ngồi.

+ Thứ tư: Thìa canh và thìa cơm có thể đặt theo nhiều cách khác nhau miễn sao là thuận tiện khi dùng.

+ Thứ năm: Ly nước đặt phía trước đầu đũa và cách khoảng 3cm.

+ Thứ sáu: Bát đựng nước chấm sẽ đặt trước bát ăn khoảng cách tùy theo độ rộng của mặt bàn.

+ Thứ bảy: Các vật dụng khác như lọ tiêu, lọ tăm, lọ hoa,… luôn phải xếp gọn gàng đặt ở chính giữa của bàn.

Một số cách setup bàn ăn phổ biến mà bạn nên biết

Cách setup bàn ăn kiểu Á

Đối với một nhân viên phục vụ nhà hàng thì cách setup bàn ăn kiểu Á luôn được coi là những kiến thức cơ bản và cần nắm rõ ngay từ đầu. Hơn thế hiện nay ở nước ta những nhà hàng kiểu Á lại phổ biến hơn rất nhiều so với những nhà hàng kiểu Âu. Vì ẩm thực Việt cũng chính là một phần trong văn hóa ẩm thực Châu Á nên chúng mang sự tương đồng và gần gũi hơn. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến cách trình bày một bàn tiệc trong nhà hàng kiểu Á.

  • Đĩa kê: thường có đường kính khoảng 18 – 20cm, đặt chính diện nơi khách ngồi, đĩa cách mép bàn 2cm.
  • Đĩa ăn: có đường kính nhỏ hơn đĩa kê, từ 12 – 15cm, đặt trên đĩa kê.
  • Khăn: gấp theo hình dáng phù hợp đặt lên đĩa ăn hoặc trên miệng ly.
  • Chén: đặt theo cụm 5 cái theo hình vòng cung bên bàn xoay, còn bàn thường cũng sẽ đặt theo hình vòng cung của bàn.
  • Đũa: đặt lên trên gác đũa tại điểm 1/3 chiều dài đũa, cách đĩa kê khoảng 2cm, chân đũa cách mép bàn từ 1 – 2cm.
  • Thìa: đặt thìa ăn lên trên gác thìa, cách đũa ăn 2 – 3cm về phía bên phải. Nếu gác đũa và gác thìa liền nhau thì đặt thìa ăn cách đĩa kê 2 – 3 cm, rồi sau đó đặt đũa ăn bên phải thìa.
  • Chén nước chấm cá nhân: đặt chén phía trước đĩa kê, cách đĩa 1 – 2cm.
  • Ly: đặt chếch về bên phải phía trước đĩa kê.
  • Lọ hoa, muối, tiêu, tăm: đặt vào giữa bàn.

Cách setup bàn tiệc cưới

Hiện nay có rất nhiều cách setup bàn tiệc cưới khác nhau được áp dụng bởi sự khác nhau về không gian tiệc cưới là tại nhà, khách sạn hay nhà hàng. Theo vào đó, với sự du nhập về văn hóa nên không gian tiệc cưới cũng như cách trang trí bàn ăn đãi tiệc cưới ở nước ta hiện nay có cả kiểu Việt truyền thống lẫn kiểu Á, Âu khác nhau. Chính vì thế mà tùy thuộc vào phong cách được lựa chọn sẽ có những cách setup tương thích theo. Tuy nhiên quá trình này vẫn luôn phải tuân thủ những nguyên tắc quan trọng dưới đây:

  • Trước khi setup bàn tiệc cưới cần phải vệ sinh toàn bộ khu vực bàn ghế lẫn xung quanh.
  • Luôn trải tấm khăn lót trước khi trải khăn phủ bàn lên trên, dù là khăn lót hay khăn phủ cũng luôn phải sạch sẽ, không nhăn nhúm.
  • Setup các dụng cụ như bán, đĩa, ly, khăn,… theo tiêu chuẩn bàn ăn kiểu Việt, bàn ăn kiểu Á hoặc bàn ăn kiểu Âu đã lựa chọn trước đó theo những quy tắc riêng của từng kiểu bàn ăn.
  • Sau khi sắp xếp mọi thứ hoàn chỉnh xong hãy kiểm tra lại tổng thể đã đầy đủ và sách sẽ chưa.

Trên đây là hướng dẫn cách bày bàn ăn kiểu Việt Nam trong nhà hàng đúng tiêu chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ, để bạn tham khảo cũng như áp dụng theo trong công việc của mình. Hi vọng, thông qua đây các bạn sẽ nắm rõ hơn về một trong những tiêu chí trong ngành dịch vụ này, cũng như xây dựng được phong thái chuyên nghiệp hơn cho nhà hàng của mình.