Gỗ đã là chất liệu quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, chúng được áp dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau và tiêu biểu nhất vẫn là nội thất. Những sản phẩm nội thất được gia công từ gỗ bao giờ cũng nhận được những đánh giá đầy tích cực của người tiêu dùng, thậm chí còn luôn xếp TOP đầu về mặt chất lượng. Không giống như trước kia chỉ có những loại gỗ tự nhiên quen thuộc, với công nghệ tiên tiến ngày càng phát triển đã cho ra đời các loại gỗ công nghiệp nhằm đáp ứng tối ưu nhất cho nhu cầu sử dụng. Vậy sau đây, hãy cùng chúng tôi cập nhật nhanh bảng giá các loại gỗ mới nhất 2020 để có được những sự lựa chọn phù hợp cho mình nhé.
Giá các loại gỗ được tính như thế nào mới là đúng?
Rất nhiều người thường phân vân không biết vì sao cùng là một loại gỗ mà giá cả lại có sự chênh lệch? Hay làm cách nào để có thể tính được giá gỗ một cách chính xác nhất? Thông thường chỉ có người chuyên kinh doanh gỗ hay sản xuất đồ nội thất, sản phẩm được làm từ gỗ mới có thể nắm ững được cách tính giá gỗ như thế nào. Vậy thì sau đây hãy cùng bổ sung thêm về cách tính giá các loại gỗ chính xác nhé.
Cách tính giá các loại gỗ tự nhiên
Đối với gỗ tự nhiên cách tính giá sẽ dựa trên mét khối, tuy nhiên cũng sẽ được phân thành nhiều công thức tính khác nhau.
+ Đối với gỗ ván: loại gỗ thường có hình chữ nhật, dài. Đây là khối gỗ bạn có thể liên tưởng đến hình trụ dài với có hai cặp cạnh của gỗ song song và bằng nhau ở hai đầu.
Công thức: V = H x a x b
Trong đó:
- H là chiều dài của khối gỗ ván
- a là chiều rộng các mặt cắt của ván
- b là chiều dài cả khối gỗ
+ Đối với gỗ vuông: là các khối gỗ với hình trụ dài và đã được cắt một cách vuông vắn ở cả hai đầu. Gỗ vuông là loại được sử dụng để sản xuất những sản phảm trang trí cao cấp hoặc đưa đi xuất khẩu.
Công thức: V = H x a x a
Trong đó:
- H là chiều dài của khối gỗ (đơn vị m)
- a là cạnh khối gỗ (đơn vị m)
+ Đối với gỗ hình chữ nhật: là khối gỗ có hình trụ khá dài với 2 cặp cạnh song song và bằng nhau.
Công thức: V = H x a x b
Trong đó:
- H là chiều dài khối gỗ chữ nhật (đơn vị m)
- a là chiều rộng mặt cắt ( đơn vị m)
- b là chiều dài mặt cắt (đơn vị m)
+ Đối với gỗ xẻ: được hiểu là một dạng gỗ có hình hộp dài.
Công thức: V (m3) = I x b x h
Trong đó:
- V là thể tích ( đơn vị m3)
- I là độ dài ván (đơn vị m)
- b là độ rộng ván (đơn vị m)
- h là độ dày ván (đơn vị m)
+ Đối với gỗ tròn: là loại gỗ thường dễ gặp nhất và đồng thời cũng khá khó tính trong số các công thức kể trên. Đây là khối gỗ có hình dạng của ống trụ dài và được cắt tròn ở hai đầu nên việc tính toán cũng trở nên khó khăn hơn.
Công thức: V (m3) = L x S
Trong đó:
- L : chiều dài khối gỗ tròn (đơn vị m)
- S : diện tích mặt cắt ( đơn vị m2)
Cách tính giá các loại gỗ công nghiệp
Giá các loại gỗ công nghiệp được tính toán đơn giản hơn rất nhiều so với giá của các loại gỗ tự nhiên. Do chúng được sản xuất theo kích thước có sẵn chứ không phải cắt xẻ thành các khối như gỗ tự nhiên. Theo đó, cách tính giá các loại gỗ công nghiệp sẽ được dựa trên công thức mét dài nhân với mét rộng đơn thuần mà thối. Còn mức giá sẽ được quy định trên từng loại cụ thể.
Bảng giá các loại gỗ mới nhất 2020 không nên bỏ qua
Bảng giá gỗ các loại 2020 hay bảng giá gỗ nguyên liệu 2020 đang có dấu hiệu giảm nhẹ hơn so với bảng giá gỗ các loại 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, ở một số loại thì mức giá trị kinh tế vẫn được giữ nguyên và thậm chí là tăng nhẹ do nhu cầu không bị giảm thiểu. Sau đây sẽ là bảng giá các loại gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bảng giá các loại gỗ quý
Gỗ quý ở đây là các loại gỗ được xếp ở nhóm I, luôn có giá trị kinh tế cao và giữ được mức giá trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại. Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao. Riêng đối với nhóm I sẽ có sự phân chia thành hai nhóm nhỏ là IA và IB. Đối với những loại gỗ là nhóm IA dựa theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ riêng. Và sau đây là bảng giá các loại gỗ quý 2020.
Bảng giá các loại gỗ hương và một số loại gỗ tự nhiên khác
Gỗ hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, thuộc họ Fabaceae ngoài ra chúng còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau ở nước ta như gỗ giáng hương, gỗ căm pôt, gỗ song lã,…. Loại gỗ này hiện nay đang phổ biến tại các nước Đông Nam Á với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam, Lào, Campuchia và hiện nay tại Nam Phi, Ấn Độ, Argentina,… cũng đã được nhân giống rất nhiều. Cùng với gỗ hương thì một số loại gỗ dưới đây cũng rất được ưa chuộng hãy cùng tham khảo bảng giá các loại gỗ hương và một số loại gỗ tự nhiên khác nhé.
Bảng giá các loại gỗ công nghiệp
Ban đầu gỗ công nghiệp cho ra đời với mục địch nhằm hỗ trợ sự thiếu hụt và ngày càng trở lên han hiếm hơn của chất liệu gỗ tự nhiên. Thế nhưng sau một thời gian áp dụng loại chất liệu trong sản xuất nội thất thì chúng được đánh giá cao hơn rất nhiều. Gỗ công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong thiết kế và thi công nội thất nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được như đặc tính không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay về giá thành, mẫu mã, màu sắc. Thêm vào đó giá các loại gỗ công nghiệp khi so sánh với gỗ tự nhiên thường rẻ hơn rất nhiều.
Một số loại gỗ được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất
Gỗ sồi
Gỗ sồi có tên quốc tế là OAK thường tập trung phần lớn ở các khu rừng ở Châu Âu và Mỹ với khí hậu ôn đới, thông thường loại gỗ này xuất hiện ở nước ta hoàn toàn là nhờ nhập khẩu về. Theo đó nhờ cấu trúc dạng chai ưu việt của mình gỗ sồi sẽ giúp làm giảm khả năng thấm nước và chịu ảnh hưởng từ hơi nước gây ra, đồng thời hạm lượng tannin của loại gỗ tự nhiên này rất cao nên khả năng kháng sâu mọt rất tốt. Nên thông thường các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ sồi sẽ được ưu chuộng hơn ở nước ta.
Gỗ xoan đào
Ở nước ta gỗ xoan đào được phân bố tập trung ở Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số khu vực khác của Tây Nguyên. Bên cạnh gỗ xoan đào còn có một số loại xoan khác như gỗ xoan ta, xoan trắng, xoan hương,… nên vì thế mà rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn. Gỗ xoan đào có màu sắc rất ấn tượng, nên các sả phẩm nội thất được gia công từ loại gỗ tự nhiên này bao giờ cũng được người tiêu dùng yêu thích nhờ độ thẩm mỹ cao.
Gỗ thông
Đây là một trong những loại gỗ tự nhiên có thân gỗ lớn, mọc thẳng đứng, to và tròn nên rất dễ dàng cho việc cưa xẻ để sản xuất theo từng nhu cầu sử dụng của mỗi người. Ngoài ra, cây thông có tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng trong khi các loại gỗ khác phải mất đến vài chục năm thì chúng chỉ cần vài năm mà thôi. Vì thế mà gỗ thông còn được đánh giá là nguyên liệu được cung cấp liên tục và có tính ổn định rất cao về nguồn cấp cho nhu cầu sản xuất nội thất hiện nay.
Gỗ công nghiệp MDF
Đây có lẽ là loại gỗ công nghiệp phổ biến và được nhiều người biết đến nhất. Với tên tiếng anh là Medium Density Fiberboard và được hiểu là ván sợi mật độ trung bình. Thành phần chính tạo nên loại gỗ công nghiệp này là các mảnh vụn, nhánh cây, phần thừa,…của cây gỗ tự nhiên. Sau đó sẽ được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy, tạo thành các sợi gỗ nhỏ cellulo. Lý do được nhiều người tin tưởng và lựa chọn loại gỗ này chính là đặc tính an toàn, nên vì vậy mà giá các loại gỗ MDF vẫn thường cao hơn một chút so với các loại gỗ công nghiệp khác.
Với phần cập nhật nhanh về bảng giá các loại gỗ mới nhất 2020 trên đây sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Quá đó nắm chắc được mức giá cụ thể của từng loại để có được những sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu sản xuất cũng như kinh doanh của mình. Đừng quên theo dõi phần tin tức của chúng tôi thường xuyên để có được những chia sẻ hay mỗi ngày!.